CSS Selector là gì? Những cách viết CSS có thể bạn chưa biết.

CSS Selector là gì? Những cách viết CSS có thể bạn chưa biết.

4,494 lượt xem
CHIA SẺ

Trước khi  tìm hiểu khái niệm CSS Selector là gì thì mình muốn nhắc lại kiến thức về HTML và CSS một chút. Như bạn đã biết các thẻ HTML thường sẽ có thẻ mở <tag> và thẻ đóng </tag>  ngoại trừ các thẻ không có thẻ đóng như <img/> , <input />  bên trong thẻ đó có thể có nhiều thẻ khác nữa. Vậy ta sẽ gọi thẻ tag đó là thẻ cha và các thẻ nằm bên trong nó là thẻ con.

CSS Selector là gì

Khi bắt tay vào học Frontend thì các bạn phải nắm rõ các khái niệm về css trong đó có khái niệm CSS Selector mà bạn cần phải học thuộc lòng. CSS Selector là một bộ chọn để style cho website. Hiểu đơn giản CSS Selector là cho phép bạn nhắm tới các phần tử HTML để áp dụng các thuộc tính CSS cho chúng.

CSS Selector là gì

CSS Selector có thể chứa nhiều selector đơn giản. Giữa các selector đơn giản, chúng ta có thể bao gồm một selector kết hợp.

Có bốn bộ phối hợp khác nhau trong CSS:

  • Bộ chọn con cháu (cách nhau bởi khoảng trắng)
  • Bộ chọn con (>)
  • Bộ chọn anh chị em liền kề (+)
  • Bộ chọn anh chị em chung (~)

CSS Selector “con cháu”

Quan hệ con cháu phù hợp với tất cả các selector là con của một selectorđược chỉ định.

Ví dụ sau chọn tất cả các thẻ <p> bên trong các thẻ <div>:

div p {
    background-color: yellow;
}

CSS Selector cha con

Quan hệ con chọn tất cả các phần tử là các selector con ngay lập tức của một selector được chỉ định.

Ví dụ sau chọn tất cả các thẻ <p> là các phần tử con ruột của phần tử <div>:

 

div > p {
    background-color: yellow;
}

CSS Selector anh chị em liền kề.

Quan hệ anh chị em liền kề chọn tất cả các selector đứng gần nhất với một selector được chỉ định.

Ví dụ sau chọn tất cả các thẻ <p> được đặt ngay sau các thẻ <div>:

 

div + p {
    background-color: yellow;
}

CSS Selector anh chị em

Quan hệ anh chị em là tất cả các selector được chọn đứng sau và phải đứng cùng cấp với selector được chỉ định.

Ví dụ sau đây chọn tất cả các thẻ <p> là anh em ruột của thẻ <div> miễn là <p> đứng sau <div>:

Ngoài ra còn có các cách viết css selector khác bạn tham khảo bảng sau nhé:

 

Selector Ví dụ Mô tả
.class .intro Chọn tất cả các thẻ có class=”intro”
.class1.class2 .name1.name2 Chọn tất cả các thẻ có class name1name2
.class1 .class2 .name1 .name2 Chọn tất cả các thẻ có class name2 là con của thẻ có class name1
#id #firstname Chọn tất cả các thẻ có id=”firstname”
* * Chọn tất cả
element p Chọn tất cả thẻ <p>
element.class p.intro Chọn tất cả các thẻ <p> có class=”intro”
element,element div, p Chọn tất cả các thẻ <div> và tất cả các thẻ <p>
element element div p Chọn tất cả các thẻ <p> là con của thẻ <div>
element>element div > p Chọn tất cả các thẻ <p> elements where the parent is a <div> element
element+element div + p Chọn tất cả các thẻ <p> elements that are placed immediately after <div> elements
element1~element2 p ~ ul Chọn tất cả các thẻ <ul> xuất hiện phía sau thẻ <p>
[attribute] [target] Chọn tất cả các thẻ có thuộc tính target ví dụ như thẻ <a>
[attribute=value] [target=_blank] Chọn tất cả các thẻ có target=”_blank”
[attribute~=value] [title~=flower] Chọn tất cả các thẻ có thuộc tính title chứa từ “flower”
[attribute|=value] [lang|=en] Chọn tất cả các thẻ có thuộc tính lang bắt đầu bằng “en”
[attribute^=value] a[href^=”https”] Chọn những thẻ <a> có giá trị bắt đầu là “https”
[attribute$=value] a[href$=”.pdf”] Chọn những thẻ <a> có giá trị thuộc tính href kết thúc là “.pdf”
[attribute*=value] a[href*=”fuvavi”] Chọn những thẻ <a> có thuộc tính href chứa từ “fuvavi”
:active a:active Chọn những thẻ a active
::after p::after Chèn thêm gì đó vào phía sau thẻ <p>
::before p::before Chèn thêm gì đó vào phía trước thẻ <p>
:checked input:checked Chọn những thẻ <input> đã check
:default input:default Chọn những thẻ <input> mặc định
:disabled input:disabled Chọn những thẻ <input> bị disabled (vô hiệu hóa)
:empty p:empty Chọn những thẻ <p> trống không có text hoặc thẻ con bên trong
:enabled input:enabled Chọn những thẻ  <input> không bị vô hiệu hóa
:first-child p:first-child Chọn những thẻ <p> đầu tiên ở bất kỳ vị trí nào. ()
::first-letter p::first-letter Chọn ký tự đầu tiên của thẻ <p>
::first-line p::first-line Chọn dòng đầu tiên của thẻ <p>
:first-of-type p:first-of-type Tương tự :first-child :first-of-type cũng chọn những thẻ <p> đầu tiên trong danh sách những thẻ <p>.
:focus input:focus Chọn những thẻ <input> đang focus
:hover a:hover Chọn những thẻ <a> đang rê chuột
:in-range input:in-range Chọn những thẻ <input> có giá trị trong phạm vi min – max
:indeterminate input:indeterminate Chọn những thẻ <input> có giá trị chưa xác định
:invalid input:invalid Chọn những thẻ <input> có giá trị không hợp lệ
:lang(language) p:lang(it) Selects every <p> element with a lang attribute equal to “it” (Italian)
:last-child p:last-child Selects every <p> element that is the last child of its parent
:last-of-type p:last-of-type Selects every <p> element that is the last <p> element of its parent
:link a:link Chọn tất cả các thẻ unvisited links
:not(selector) :not(p) Selects every element that is not a <p> element
:nth-child(n) p:nth-child(2) Selects every <p> element that is the second child of its parent
:nth-last-child(n) p:nth-last-child(2) Selects every <p> element that is the second child of its parent, counting from the last child
:nth-last-of-type(n) p:nth-last-of-type(2) Selects every <p> element that is the second <p> element of its parent, counting from the last child
:nth-of-type(n) p:nth-of-type(2) Selects every <p> element that is the second <p> element of its parent
:only-of-type p:only-of-type Selects every <p> element that is the only <p> element of its parent
:only-child p:only-child Selects every <p> element that is the only child of its parent
:optional input:optional Selects input elements with no “required” attribute
:out-of-range input:out-of-range Selects input elements with a value outside a specified range
::placeholder input::placeholder Selects input elements with the “placeholder” attribute specified
:read-only input:read-only Selects input elements with the “readonly” attribute specified
:read-write input:read-write Selects input elements with the “readonly” attribute NOT specified
:required input:required Selects input elements with the “required” attribute specified
:root :root Selects the document’s root element
::selection ::selection Selects the portion of an element that is selected by a user
:target #news:target Selects the current active #news element (clicked on a URL containing that anchor name)
:valid input:valid Chọn tất cả các thẻ input elements with a valid value
:visited a:visited Chọn tất cả các thẻ visited links

 

Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về CSS Selector là gì? Nếu muốn mình chia sẻ thêm kiến thức gì hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết này.



Chia sẻ

Theo dõi
Thông báo cho
guest
3 Góp ý
sớm nhất
mới nhất được yêu thích
Inline Feedbacks
View all comments
Bùi Đức Hiệp
2 năm trước

Lâu rồi không thấy ra bài mới à bác :v

Nguyễn Lương Duy
2 năm trước

Bài viết rất hay.


Tiếp theo

BEM: phương pháp tổ chức CSS hiệu quả và linh hoạt nhất

BEM: phương pháp tổ chức CSS hiệu quả và linh hoạt nhất

1,976 lượt xem
2 năm trước
Vì sao cần reset CSS khi bắt đầu một project

Vì sao cần reset CSS khi bắt đầu một project

6,571 lượt xem
6 năm trước
Share plugin trang trí noel cho website wordpress

Share plugin trang trí noel cho website wordpress

7,465 lượt xem
6 năm trước
Thay đổi size ảnh thoải mái không lo “bị méo” với thuộc tính object-fit trong css

Thay đổi size ảnh thoải mái không lo “bị méo” với thuộc tính object-fit trong css

25,090 lượt xem
7 năm trước
Tổng hợp các thuộc tính cho text trong css

Tổng hợp các thuộc tính cho text trong css

8,096 lượt xem
7 năm trước
Xem thêm
3
0
Would love your thoughts, please comment.x